NỘI DUNG MÔN HỌC

I. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội là một phát minh vĩ đại gắn liền với tên tuổi của marx. Với lý luận này, Marx đem đến khoa học về xã hội, vạch rõ bản chất, kêt cấu cơ bản, phổ biến và những quy luật vận động phát triển nội tại của xã hội.

Đây là cơ sở lý luận khoa học để Đảng Cộng sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa xác định cương lĩnh, chủ trương đường lối, chính sách trong công cuộc cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của K. Marx còn là vũ khí lý luận trong cuộc đấu tranh phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về xã hội của những nhà triết học, xã hội học tư sản hiện đại, vạch trần tính chất cơ hội, phản động trong quan niệm về xã hội của những kẻ phản bội chủ nghĩa Marx-Lenin hiện nay.

II. Giai cấp và dân tộc

Học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cáp là một nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nó lý giải các mối quan hệ phức tạp trong đời sống xã hội có giai cấp.

Học thuyết giai cấp, đấu tranh giai cấp là cơ sở lý luận để các đảng Cộng sản đề ra chiến lược, sách lược trong cuộc đấu tranh giai cấp để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Học thuyết cũng là cơ sở lý luận để các đảng Cộng sản, các nhà nước xã hội chủ nghĩa giải quyết các quan hệ đa dạng, phức tạp của tình hình trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế hiện nay.

III. Nhà nước và cách mạng xã hội

Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đối kháng giai cấp. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong hình thái kinh tế - xã hội. Khi công cuộc đổi mới xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề nhà nước lại được đặt ra với một ý nghĩa rất quan trọng về cái lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu lý luận về nhà nước và cách mạng xã hội có một ý thức cực kỳ quan trọng với Việt Nam hiện nay.

Đây là cơ sở lý luận để chúng ta xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một nhà nước của dân, do dân   và vì dân, một nhà nước vững mạnh, hiệu quả để đưa đất nước tiến lên theo cong đường xã hội chủ nghĩa.

IV. Ý thức xã hội

Đời sống xã hội rất phong phú nhưng vô cùng phức tạp. Trong xã hội, bên cạnh những hiện tượng thuộc về đời sống vật chất, còn có các hiẹn tượng thuộc về đời sống tinh thần: truyền thống, tập quán, tình cảm, quan điểm, tư tưởng, lý luận... nảy sinh trên đời sống vật chất và phản ánh nhiều mặt khác nhau của dời sống vật chất. Triết học Marx-Lenin gọi các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần đó là ý thức xã hội. Sự tồn tại của ý thức xã hội lại thông qua những hình thái cụ thể nào đó như hệ tư tưởng chính trị, ý thức pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo... Mỗi hình thái ý thức xã hội có nội dung, đặc điểm riêng, và có vai trò nhất định đối với đời sống vật chất xã hội cũng như đời sống xã hội.

Nghiên cứu ý thức xã hội giúp chúng ta quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt quan điểm của Đảng về đường lối chính trị, về cách mạng tư tưởng, văn hóa về khoa học, nghệ thuật, giáo dục.

V. Triết học về con người

Nghiên cứu vấn đề con người theo quan điểm Triết học Marx-Lenin giúp chúng ta có cơ sở lý luận đúng đắn để nhận thức, và thực hiện tốt chiến lược về con người của Đảng ta trong cuộc sống đổi mới về mọi mặt của đời sống con người trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Hiểu được bản chất con người theo quan điểm Triết học Marx-Lenin:

Con người là một thể thống nhất về mặt sinh học và mặt xã hội.

Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.

ĐÁNH GIÁ

Kiến thức

  • Những kiến thức cơ bản được tiếp thu đầy đủ thông qua các bài giảng.
  • Để hiểu đầy đủ tất cả những kiến thức ở mức độ áp dụng thực tiễn cần thêm nhiều thời gian để tìm hiẻu.

Kĩ năng

  • Kĩ năng làm việc nhóm ở mức độ hoàn thiện cao hơn, phát triển tư duy sáng tạo.
  • Mọi người đã thoải mái hơn trong việc trình bày ý kiến cá nhân.

Post a Comment