QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT THỜI KỲ CẬN ĐẠI TÂY ÂU

Từ thời kỳ Phục Hưng, đặc biệt là thời kỳ Cận đại (thế kỷ XVII - XVIII), nền khoa học tự nhiên thực nghiệm Châu Âu phát triển khá mạnh.

Chủ nghĩa Duy vật nói chung và phạm trù vật chất nói riêng đã có bước phát triển mới.

Các nhà triết học duy vật thời kỳ này đã đồng nhất vật chất với khối lượng và coi vận động của vật chất chỉ là vận động cơ học và nguyên nhân của sự vận động là do tác động từ bên ngoài.

Các nhà triết học duy vật trước Marx trong cuộc đáu tranh chống Chủ nghĩa Duy tâm đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa ra những kiến giải khác nhau về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với lịch sử của Triết học Duy vật.

QUAN NIỆM VỀ VẬT CHẤT TRONG TRIẾT HỌC MARX-LENIN

Quan niệm về vật chất trong Triết học Marx-Lenin cho rằng vật chất không bị tiêu tan, cái bị tiêu tan, bị bác bỏ chính là giới hạn hiểu biết trước đây về vật chất.

Theo định nghĩa của Lenin về vật chất:

  • Cần phân biệt "vật chất" với tư cách là phạm trù triết học với những dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
  • Đặc trưng quan trọng nhất của vật chất là thuộc tính khách quan, nghĩa là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con người có nhận thức được hay không nhận thức được nó.
  • Vật chất (dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó) là cái có thể gây nên cảm giác ở con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh.

Post a Comment