Các khái niệm “biện chứng”“siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khác nhau. Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học Marx, chúng được dùng, trước hết để chỉ hai phương pháp chung nhất đối lập nhau của triết học.

I. Khái quát về siêu hình học

Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: μετά (meta) = "sau", φυσικά (phisiká) = “lý thuyết vật chất; hay Vật lý") ám chỉ những tác phẩm của Aristotle để đằng sau những tác phẩm nghiên cứu vật chất của ông trong thời cổ đại, là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới là cái đằng sau các hình thái vật chất cũng như biểu hiện của chúng được gọi là hiện tượng, là căn nguyên tối hậu và là những nguyên lý đầu tiên và phổ quát nhất của thực tại. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như: Bản chất của sự thật là gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Thực tại là chủ quan hay khách quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, không gian là gì?

Một nhánh trung tâm của siêu hình học là bản thể học, sự khảo sát về những phạm trù của vật chất ở trên thế giới và những quan hệ của chúng với nhau. Những nhà nghiên cứu siêu hình học cũng cố gắng làm rõ những ý niệm mà con người hiểu được thế giới, bao gồm sự tồn tại, thực thể, cấu hình, không gian, thời gian, thuyết nhân quả, và xác suất.

Trước khi có sự phát triển của khoa học hiện đại, những thắc mắc khoa học đã được giải quyết bằng triết học tự nhiên là một nhánh của siêu hình học. Việc làm này đã tiếp diễn mãi cho đến thời Isaac Newton (cũng là một nhà triết học), thông suốt qua cả thế kỉ 18 (thuật ngữ "khoa học" chỉ có ý nghĩa là “kiến thức" vào trước thế kỉ 19). Tuy nhiên, kể từ thế kỉ 19 trở về sau, triết học tự nhiên tách ra khỏi siêu hình học, việc nghiên cứu được chuyên nghiệp hóa nên triết học tự nhiên trở thành khoa học. "Siêu hình học tìm những nguyên lý tối hậu và tổng quát nhất của vũ trụ còn khoa học chỉ tìm những nguyên lý hay còn được gọi là quy luật của một loại đối tượng nào đó trong thế giới khách quan tùy vào từng môn khoa học". Triết học tự nhiên và khoa học vẫn có thể còn được xem như là những chủ đề của siêu hình học, tùy vào việc có hay không những giải thích qua trải nghiệm của những định nghĩa của thuật ngữ đó.

II. Lịch sử của siêu hình học

Được đề cập đến như là chủ đề của “triết học đầu tiên", thuật ngữ "metaphysics" (siêu hình học trong tiếng Anh) được tin là đã bắt nguồn từ những công trình của Aristotle. Người biên tập những tài liệu này, Andronicus của Rhodes, đã đặt những cuốn sách về triết học đầu tiên ngay sau một tác phẩm khác có tên "Physics" và đã gọi những quyển sách này là "τὰ μετὰ τὰ φυσικά βιβλια" (ta meta ta physika biblia) hay là "những quyển sách đặt sau sách "Physics"". Tuy nhiên, những nhà bình giải Latin đã hiểu nhầm điều này thành môn khoa học siêu nhiên. Trong Anh ngữ, từ "metaphysics" đến từ ngôn ngữ Latin Trung Cổ - "metaphysica" hoặc dạng số nhiều, giống trung trong tiếng Hy Lạp Trung Cổ - "metaphysika"… Trong khi nguồn gốc Latin và Hy Lạp của từ này khá rõ ràng, nhiều tự điển cho rằng sự xuất hiện đầu tiên của nó trong tiếng Anh bắt nguồn vào giữa thế kỷ XVI, đôi lúc còn sớm hơn (năm 1387).

Trong triết học Trung Quốc, siêu hình học được gọi là "hình nhi thượng học". 

III. Phương pháp luận siêu hình là gì?

Phương pháp siêu hình là phương pháp:

  • Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khỏi các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
  • Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại. Nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về số lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng.

Phương pháp siêu hình làm cho con người "chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng".

Phương pháp siêu hình bắt nguồn từ chỗ muốn nhận thức một đối tượng nào trước hết con người cũng phải tách đối tượng ấy ra khỏi những mối liên hệ và nhận thức nó ở trạng thái không biến đổi trong một không gian và thời gian xác định.

Song, "phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định bởi hiện thực không rời rạc và ngưng đọng như phương pháp này quan niệm".

*So sánh phương pháp luận siêu hình và phương pháp luận biện chứng

Giống nhau: Đều là kết quả của quá trình con người nhận thức thế giới khách quan

Khác nhau:

  • Phương pháp luận biện chứng: Xem xét sự vật, hiện tượng trong sự ràng buộc lẫn nhau giữa chúng, trong sự vận động và phát triển không ngừng của chúng.
  • Phương pháp luận siêu hình: Xem xét sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, chỉ thấy chúng tồn tại trong trạng thái cô lập, không vận động, không phát triển, áp dụng một cách máy móc đặc tính của sự vật này vào sự vật khác.

IV. Các nhà triết gia nghiên cứu siêu hình học

ARISTOTLES

Aristoteles (tiếng Hy Lạp cổ: "Ἀριστοτέλης" [aristotélɛːs], "Aristotélēs"; hay còn được Anh hóa là "Aristotle", phiên âm trong tiếng Việt là "Aritxtốt"; 384 – 322 TCN) là một nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế. Di bút của ông bao gồm nhiều lĩnh vực như vật lý học, siêu hình học, thi văn, kịch nghệ, âm nhạc, luận lý học, tu từ học (rhetoric), ngôn ngữ học, Kinh tế học, chính trị học, đạo đức học, sinh học, và động vật học. Ông được xem là người đặt nền móng cho môn luận lý học, và được mệnh danh là "Cha đẻ của Khoa học chính trị". Ông cũng thiết lập một phương cách tiếp cận với triết học bắt đầu bằng quan sát và trải nghiệm trước khi đi tới tư duy trừu tượng. Cùng với Platon và Socrates, Aristoteles là "một trong ba trụ cột của văn minh Hy Lạp cổ đại".

1. Cuộc đời

Aristoteles, cái tên có nghĩa là "mục đích tốt nhất", được sinh tại Stagira, Vương quốc Macedonia, cách thành Athens 200 dặm về phía bắc, tức là ở phía đông Thessaloniki ngày nay, vào năm 384 TCN. Cha của ông là bác sĩ riêng, bạn thân của quốc vương Macedonia Amyntas III (ông nội của Alexandros Đại đế). Từ nhỏ Aristoteles sống với cha mẹ và được cha dạy cho về y khoa. Năm 17 tuổi, Aristoteles đến thành Athena và theo học nghề thầy thuốc.

Aristoteles đến Athens từ lúc 18 tuổi và trở thành học viên trong Học viện Platon. Ông học ở đó khoảng 20 năm trước khi rời Athens vào 348-347 TCN. Người ta thường kể lại, ông rời bỏ Athens vì thất vọng là học viện đã được giao cho cháu của Platon Speusippus lãnh đạo, mặc dù cũng có thể là vì khuynh hướng chống lại người Macedonia đang nổi dậy, cho nên ông đã bỏ đi trước khi Platon mất.

Người ta có thể tưởng tượng rằng thời kỳ sống với Platon là một thời kì lý tưởng trong cuộc đời Aristoteles. Một môn đệ thông minh xuất chúng được ở gần một giáo sư toàn năng. Sự thật thì mối liên quan giữa hai thầy trò không phải luôn luôn tốt đẹp. Platon lớn hơn Aristoteles gần 43 tuổi, chỉ sự cách biệt ấy cũng không làm dễ dàng sự thông cảm. Platon công nhận rằng Aristoteles là một môn đệ thông minh xuất chúng, hiếu học vì "Aristoteles là một trong những người đầu tiên trong lịch sử nhân loại biết sưu tầm những tài liệu viết tay thời bấy giờ để lập thành một thư viện". Nhà của Aristoteles được Platon gọi là nhà đọc sách, nhiều người cho đó là một lời khen, nhưng cũng có người cho đó là một lời chê có ý ám chỉ đến tinh thần quá chú trọng vào sách vở của Aristoteles.

2. Các quan điểm của Aristotle

"Thầy đã quý, chân lý còn quý hơn".

Aristoteles còn cho rằng, chuyển động có thể là "có ý thức" hoặc "vô ý thức". Ông dùng thuật ngữ "nature will" (tạm dịch là "lẽ tự nhiên") để giải thích về nguyên nhân của sự chuyển động: "Mọi chuyển động có ý thức hay vô ý thức của sinh vật hoặc các vật thể đều tuân theo lẽ tự nhiên của chúng".

Aristoteles đồng ý với quan điểm của Empedode về 4 nguyên tố đất, lửa, khí, nước. Sau đó đề xuất thêm rằng các thiên thể chuyển động theo đường tròn, trong môi trường gọi là "aether".

3. Sự nghiệp

Mặc dù ở trong một tiểu quốc đang sôi sục vì những biến cố chính trị, Aristoteles đã thành công trong việc lập nên một trường học lấy tên là Lyceum. Rất nhiều môn đồ đến xin thụ giáo đến nỗi cần phải đặt ra những phép tắc luật lệ để giữ gìn trật tự. Những môn đồ này tự bầu cử một uỷ ban để cai quản các công việc của trường. Họ thường ở lại và ăn uống ngay trong trường, các buổi học thường được tổ chức ngoài đồng trống.

Những tác phẩm của Aristoteles lên đến hàng trăm cuốn. Có người bảo 400 cuốn, có người bảo 1.000 cuốn. Những cuốn còn lại đến nay chỉ là một số nhỏ nhưng cũng có thể lập thành một tủ sách.

  • Trước hết là những tác phẩm về luận lý dạy các cách xếp đặt và phân loại các ý nghĩ.
  • Rồi đến các tác phẩm khoa học như vật lý học, thiên văn học, khí tượng học, vạn vật học, những sách nói về sự phát triển và suy tàn, về linh hồn, về cơ thể sinh vật, về cử độngvề sự sinh đẻ.
  • Loại thứ ba là những sách dạy về cách viết văn và làm thơ.
  • Loại thứ tư là những sách về triết lý như đạo đức học, chính trị họcsiêu hình học.

Toàn thể các tác phẩm có thể xem là "một bộ bách khoa của Hy Lạp" nhưng khác với bộ bách khoa của các nước khác ở chỗ chỉ do một người viết ra. Công trình của Aristoteles xứng đáng được so sánh với công trình của Alexandros. Văn chương của Aristoteles không bóng bẩy và thi vị như của Platon, đó là một loại văn chương chính xác và khoa học. Aristoteles phải đặt thêm nhiều từ ngữ mới để có thể diễn tả tư tưởng. Những từ ngữ Âu Mĩ hiện nay phải mượn ở những tác phẩm của Aristotle như "faculty", "mean", "maxim", "category", "energy", "actuality", "motive", "principle", "form".... Những chữ này không khác gì những viên gạch để xây dựng tư tưởng và góp phần rất lớn trong công cuộc phát triển tư tưởng đời sau. Aristoteles còn viết nhiều tác phẩm văn chương nhưng đến nay đã thất truyền.

Có người cho rằng những tác phẩm của Aristoteles không phải do chính Aristotle soạn thảo mà do các môn đệ soạn thảo sau khi ghi chú các bài giảng của Aristoteles. Phần lớn những tác phẩm này được xuất bản sau khi Aristoteles qua đời. Chỉ có một số ít tác phẩm về luận lý và văn chương được xuất bản khi Aristoteles còn sống. Một số những tác phẩm khác về siêu hình học và chính trị được sưu tầm từ đống giấy tờ do Aristoteles để lại. Có người cho rằng trong tất cả các tác phẩm và Aristoteles chúng ta có thể tìm thấy một lối viết văn giống nhau, điều này chứng tỏ rằng các môn đệ của Aristoteles thấm nhuần tư tưởng của thầy một cách sâu xa, nếu không phải tự tay Aristoteles soạn thảo ra các tác phẩm của mình thì các tư tưởng trình bày chắc chắn là của Aristoteles.

4. Ảnh hưởng

Sau khi nhà đại Hiền Triết Aristoteles qua đời, nền triết học của ông được giảng dạy tại Trường Lyceum do các môn đệ thuộc nhiều thế hệ sau. Một trong các nhà triết học này là Kritolaos đã qua kinh thành Roma vào năm 155 TCN, nhờ đó người La Mã được biết tới nền triết Học Hy Lạp. Vào năm 50 TCN, Andronicus người đảo Rhodes, đã cho ấn hành nhiều tác phẩm của Aristoteles và nhờ đó mà nhiều học giả đã học tập và phân tích nền Triết học kể trên, đặc biệt tại thành Alexandria.

Sau khi Đế quốc La Mã suy tàn, kiến thức về nền Triết học của Aristoteles bị hầu như lãng quên, nhất là trong khoảng thời gian từ năm 500 SCN tới thế kỷ thứ 9. Sang thế kỷ 9 này, các học giả người Ả Rập đã dịch các tác phẩm của Aristotle sang ngôn ngữ của họ và đưa chúng vào thế giới Hồi giáo. Nhà triết học người Tây Ban Nha gốc Ả Rập tên là Averroes vào thế kỷ 12 là học giả danh tiếng nhất, ông đã nghiên cứu và nhận xét về Aristoteles. Qua thế kỷ 13, các tác phẩm của Aristoteles lại được quan tâm bởi các học giả Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, và Thánh Thomas Aquinas, một trong các nhà triết học gây ảnh hưởng lớn mạnh nhất, đã dùng nền Triết Học của Aristoteles làm căn bản cho các tư tưởng Thiên Chúa giáo thời đó. Dante Alighieri, nhà thơ bậc nhất của thời Trung Cổ, đã gọi Aristoteles là "Bậc Thầy của những người hiểu biết".

5. Vinh danh

Núi Aristoteles, nằm trên bờ biển Oscar II thuộc đất Graham, Châu Nam Cực được đặt tên theo tên của Aristoteles.

PLATON

Platon (tiếng Hy Lạp: Πλάτων, Platōn, "Vai Rộng"), hay còn được Anh hóa là "Plato", 428-427 hay 424-423 đến 348-347 TCN) là nhà triết học người Athen trong thời kỳ Cổ điển ở Hy Lạp cổ đại, người sáng lập trường phái tư tưởng Platon, và Học viện, cơ sở giáo dục đại học đầu tiên ở thế giới phương Tây.

Ông được coi là nhân vật quan trọng trong lịch sử triết học phương Tây và Hy Lạp cổ đại, cùng với người thầy của ông, Socrates, và học trò nổi tiếng nhất của ông, Aristotle. Plato cũng thường được coi là một trong những người sáng lập ra tôn giáo và tâm linh phương Tây. Những cái gọi là chủ nghĩa Tân Platon của nhà triết học như Plotinus và Porphyry ảnh hưởng rất lớn đến Kito giáo qua các Giáo Phụ như Augustine. Alfred North Whitehead từng lưu ý: "Đặc điểm chung an toàn nhất của truyền thống triết học Châu Âu là nó bao gồm một loạt các chú thích của Plato".

Plato là người phát minh ra thể loại đối thoại bằng văn bản và các hình thức biện chứng trong triết học. Plato cũng được coi là người sáng lập ra triết học chính trị phương Tây. Đóng góp nổi tiếng nhất của ông là lý thuyết về hình thức được biết đến bởi lý trí thuần túy, trong đó Plato trình bày một giải pháp cho vấn đề phổ quát được gọi là chủ nghĩa Platon (còn được gọi một cách mơ hồ là chủ nghĩa hiện thực Platon hay chủ nghĩa duy tâm Platon). Ông cũng được nhắc đến trong tình yêu platonic và khối đa diện đều Platon.

1. Cuộc đời

Thời gian và nơi sinh của Platon thì không được biết rõ nhưng chắc chắn một điều là ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và có ảnh hưởng. Theo nhiều nguồn tài liệu cổ, hầu hết các học giả hiện đại tin rằng ông sinh ra ở Athen hoặc Aegina[b] trong khoảng 429 và 423 TCN. Cha ông là Ariston, mẹ của ông là Perictione. Ngoài Plato, Ariston và Perictione còn có ba người con khác, gồm hai trai là Adeimantus và Glaucon, và một gái Potone, là mẹ của Speusippus (cháu trai và là người kế nhiệm Platon đứng đầu học việc Triết học của ông). Theo Cộng hòa, Adeimantus và Glaucon lớn tuổi hơn Platon. Tuy vậy, trong quyển "Memorabilia", Xenophon cho rằng Glaucon thì nhỏ hơn Platon.

2. Học vấn

Các nguồn tài liệu cổ mô tả anh ta là một cậu bé sáng sủa, mặc dù khiêm tốn và xuất sắc trong học tập. Apuleius cho chúng ta biết rằng Speusippus đã khen ngợi sự nhanh trí và khiêm tốn của Plato khi còn là một cậu bé, và "thành quả đầu tiên của tuổi trẻ là sự chăm chỉ và yêu thích học tập". Cha của ông đã đóng góp tất cả những gì cần thiết để mang lại cho con trai mình một nền giáo dục tốt, và do đó, Plato hẳn đã được hướng dẫn về ngữ pháp, âm nhạc và thể dục bởi những người thầy ưu tú nhất trong thời đại của ông. Plato kêu gọi Damon nhiều lần trong nền Cộng hòa. Plato là một đô vật, và Dicaearchus đã đi xa hơn khi nói rằng Plato đã đấu vật trong các trò chơi Isthmian. Plato cũng đã tham dự các khóa học triết học; trước khi gặp Socrates, ông lần đầu tiên làm quen với Cratylus và các học thuyết của Heraclite.

Ambrose tin rằng Plato đã gặp Jeremiah ở Ai Cập và bị ảnh hưởng bởi ý tưởng của ông. Ban đầu Augustine chấp nhận tuyên bố này, nhưng sau đó bác bỏ nó, lập luận trong "The City of God" rằng "Plato sinh ra một trăm năm sau khi Jeremiah nói tiên tri".

4. Siêu hình học

Trong các cuộc đối thoại của Plato, Socrates và nhóm những người tranh chấp của ông có điều gì đó muốn nói về nhiều chủ đề, bao gồm một số khía cạnh của siêu hình học. Chúng bao gồm tôn giáo và khoa học, bản chất con người, tình yêu và tình dục. Nhiều hơn một cuộc đối thoại tương phản giữa nhận thức và thực tế, tự nhiên và phong tục, thể xác và linh hồn.

Post a Comment