HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Về kinh tế-xã hội: Xã hội Tây Âu kể từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVI là thời kỳ chế độ phong kiến và nền sản xuất phong kiến đang trong quá trình tan rã. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và giai cấp tư sản từng bước chiếm lĩnh, chi phối đời sống xã hội. Đến thế kỷ thứ XVII, nhiều cuộc cách mạng tư sản xuất hiện và thắng lợi, bước đầu xác lập quan hệ mới. Xã hội phong kiến nhường chỗ cho những tiền đề của xã hội tư bản chủ nghĩa.
Về tư tưởng: Tư tưởng thần quyền của thời kỳ Trung cổ từng bước bị đẩy lùi, thành tựu khoa học của xã hội Tây Âu đã đạt được những bước phát triển mới. Chẳng hạn như thuyết "Nhật tâm" của Copernic là một phát minh có sức công phá dữ dội vào thành trì phong kiến và ý thức hệ của giai cấp quý tộc cầm quyền.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm từ thế kỷ XV rất quyết liệt, được biểu hiện trên hai lập trường: Các nhà duy tâm quay lưng lại với các thành tựu khoa học còn các nhà duy vật học lại ủng hộ mạnh mẽ các thành tựu khoa học. Nói một cách hình ảnh, "phát minh của Copernic đã làm một cuộc cách mạng trên trời, một cuộc cách mạng trong tư tưởng để các thành tựu khoa học khác thực hiện cuộc cách mạng trong hiện thực".
ĐẶC ĐIỂM
Triết học Tây Âu thời kỳ Phục Hưng và Cận đại là nền triết học xem con người là vấn đề trung tâm của triết học, chủ trương giải phóng con người ra khỏi mọi sự ràng buộc của thượng đế. Do vậy, nó chống lại thần học rất mạnh mẽ.
Các nhà Triết học thời kỳ Phục Hưng và Cận đại ủng hộ mạnh mẽ mọi thành tựu của khoa học, đồng thời họ đòi hỏi phải phục hưng lại các giá trị khoa học mà con người đã tạo dựng lên trong thời kỳ cổ đại.
Để né tránh sự kiểm duyệt của chính quyền đương thời, Triết học thời kỳ Phục Hưng và Cận đại tồn tại với hai hình thức:
- Phiếm thần luận: Thừa nhận sự tồn tại của thượng đế và của chúa trời đồng thời thượng đế cũng là giới tự nhiên.
- Tự nhiên thần luận: Cho rằng thượng đế sáng tạo ra giới tự nhiên và xã hội nhưng khi đã hình thành thì tự nhiên và xã hội không còn phụ thuộc vào thượng đế nữa mà vận động theo quy luật của nó.
ĐẶC TRƯNG TRIẾT HỌC THỜI KỲ PHỤC HƯNG, CẬN ĐẠI: CHỦ NGHĨA DUY TÂM
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức . Là một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
Chủ nghĩa duy tâm có hai loại:
- Chủ nghĩa Duy tâm chủ quan (CNDTCQ).
- Chủ nghĩa Duy tâm khách quan (CNDTKQ).
Cả CNDTKQ và CNDTCQ đều đứng trên lập trường Triết học Duy tâm - quan niệm rằng ý thức, tinh thần là tính thứ nhất, vật chất là
tính thứ hai - ý thức, tinh thần là cái có trước, là nguồn gốc và quyết định vật
chất.
Nội dung CNDTCQ: Theo những nhà triết học của chủ nghĩa
duy tâm chủ quan, thế giới bên ngoài chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, chủ thể và không tồn tại ngoài ý thức của chủ thể.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan có thể dẫn đến Thuyết duy ngã.
- Tri giác: Là quá trình thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và tổ chức các thông tin từ giác quan.
- Thuyết duy ngã: Là tư tưởng triết học cho rằng chỉ có tâm trí (mind) của mỗi người là chắc chắn tồn tại. Ở khía cạnh nhận thức luận, thuyết duy ngã cho rằng tri thức về mọi thứ ở bên ngoài tâm trí của mỗi người là không chắc chắn; thế giới bên ngoài (external world) và những tâm trí của người khác (other minds) là không thể biết chắc được và có thể không tồn tại ở bên ngoài tâm trí đó.
CNDTCQ phủ định sự tồn tại của thế giới khách quan, khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể nhận thức là chính con người - tuyệt đối hoá vai trò tích cực của chủ thể trong các lĩnh vực hoạtđộng khác nhau.
Những người theo CNDTCQ cho rằng thế giới bên ngoài (hiện thực) chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, của chủ thể và không tồn tại bên ngoài ý thức của chủ thể.
Mục tiêu: Chỉ ra sự độc lập của bất kỳ hiện tượng nào từ ý thức của con người và của chính người đó.
Vd: Các đại diện cổ điển của CNDTCQ là G. Berkeley, D. Hume, J. G. Fichte. Ngay cả I. Kant cũng phát triển những tư tưởng của CNDTCQ.
MỘT SỐ ĐẠI DIỆN TIÊU BIỂU CỦA CNDTCQ
GEORGE BERKELEY
George Berkeley là nhà triết học nổi tiếng người Anh, một đại biểu điển hình của CNDTCQ. Ông sinh năm 1685 trong một gia đình quý tộc ở miền nam Ireland. Ngay từ năm 15 tuổi, ông theo học tại trường tổng hợp Dublin. Ở đây ông say mê nghiên cứu thần học, toán học và triết học cho đến cuối đời. Ông có nhiều tác phảm như "Kinh nghiệm của thuyết thị giác mới" (1709), "Khái niệm về các nguyên lý của nhận con người" (1710)...
I. Quan niệm của Berkeley về thế giới quan: Tồn tại nghĩa là được cảm nhận
Chịu nhiều ảnh hưởng của các xu hướng phê phán các quan niệm triết học cũ, Berkeley sử dụng ngay lập trường duy cảm của các nhà duy vật học Anh để chống lại họ và các hệ thống siêu hình học. Lợi dụng sự dao động của Loccke trong việc phân chia các đặc tính của sự vật thành các "chất có trước" và các "chất có sau", Berkeley tìm cách chứng minh "không những các "chất có sau" mà ngay cả các "chất có trước" cũng hoàn toàn mang tính chủ quan của con người". Theo ông, sở dĩ chúng ta có thể nhận thức được sự vật, bởi vì chúng tương đồng với ocn người. Do vậy, chúng thuộc về và thông qua con người.
Từ đây, Berkeley khẳng định "nguồn gốc hoàn toàn chủ quan của mọi sự vật trong thế giới chúng ta, coi chúng chỉ là hiện thân của cảm giác con người". "Tôi hiểu ý niệm là bất kỳ sự vật nào được cảm giác hay tưởng tượng... Sự tồn tại của các sự vật không khác gì với sự tưởng tượng cảm tính hay tri giác". Nói cách khác, "tất cả các đặc tính của sự vật không tồn tại khách quan, chỉ tồn tại trong ý thức con người". Bản thân toàn bộ thế giới tự nhiên được Berkeley coi là tổ hợp của cảm giác con người. Nhưng con người ở đây được hiểu theo nghĩa cá thể. Trên thực tế, hầu như Berkeley đã đứng trên lập trường duy ngã, coi toàn bộ vũ trụ chỉ là hiện thân của một cá thể.
Xuất phát từ quan niệm trên, Berkeley đưa ra luận điểm cho rằng: "Đối với sự vật thì "tồn tại nghĩa là được cảm nhận” (esse est percipi)". "Khi tôi nói rằng cái bàn mà tôi đang viết trên nó đang tồn tại thì điều đó có nghĩa rằng tôi đang nhìn và đang cảm giác được nó; và nếu như tôi đi ra khỏi căn phòng của mình, nếu tôi nói là cái bàn đang tồn tại thì tôi có hàm ý rằng nếu như tôi ở trong căn phòng cùa mình, thì tôi có thể cảm nhận nó; ở đây có mùi có nghĩa là tôi đang ngửi thấy; ở đây có âm thanh nghĩa là tôi đang nghe thấy". Mọi quan niệm duy vật khẳng định tồn tại khách quan của thế giới đều bị Berkeley phê phán, ông nói: "Một điều kỳ lạ là trong nhiều người có ý kiến cho rằng, các ngôi nhà, sông núi, tóm lại các sự vật cảm tính lại có được sự tồn tại hiện thực mang tính tự nhiên khác với sự tồn tại mà lý tính đang cảm nhận chúng, tôi cho rằng tất cả sự vật cấu thành vũ trụ không có sự tồn tại bên ngoài tinh thần".
*Nhân bản học và Nhận thức luận
Nhận thức luân: "Phủ nhận vật chất đi đến phủ nhận nội dung khách quan của chân lý là một điều đương nhiên". Theo nhà triết học này, chân lý là sự phù hợp giữa suy diễn của chủ thể với sự vật đang tồn tại trên thực tế. Tiêu chuẩn để thẩm định tri thức, theo ông, là tính rõ ràng của tri thức cảm , tính đơn giản và dễ hiểu, tính tương đồng của nhiều cảm giác, tính thừa nhận của nhiều chủ thể và sự phù hợp tuân theo ý Chúa. Khi tri thức đáp ứng một trong các tiêu chuẩn này thì đó là tri thức đúng. Trong đó tiêu chuẩn thuận theo ý Chúa là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Coi toàn bộ thế giới chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người, Berkeley đưa ra nguyên lý: "Đối với linh hồn
con người thì “tồn tại nghĩa là cảm nhận". Linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm
nhận các sự vật khác, và cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận thì trong chúng ta mới
có được các tri thức về sự vật".
Phương pháp nhận thức cơ bản của ông đó là phương pháp trừu tượng điển hình. Theo đó, để nhận thức một nhóm các sự vật có cùng chung các đặc tính giống nhau nhất định, chúng ta chỉ cần nhận thức một vài sự vật tiêu biểu trong số đó.
II. Bước chuyển của Berkeley sang chủ nghĩa khách quan
Thực ra ngay từ đầu, chủ nghĩa duy tâm của Berkeley không hoàn toàn đồng nhất với lập trường duy ngã. Càng về sau các quan niệm của ông càng ngả sang hướng duy tâm khách quan với sự thừa nhận tồn tại của Thượng đế, cũng như sự có thực của các chủ thể khác ngoài bản thân ông. Quan niệm của ông về tồn tại cũng như thay đổi với việc thừa nhận Thượng đế là tồn tại tối cao, đứng trên toàn bộ hiện thực, ông coi toàn bộ các tác phẩm của mình là vô ích, nếu như chúng "không khêu gợi cho các độc giả, thực tâm tin vào sự hiện diện và kính nể chúa..., và sự hoàn thiện tối cao của bản chất con người là ở việc nhận thức và thực hiện các giáo lý trong Phúc âm".
Tuy vậy, về cơ bản Berkeley là một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan thời cận đại. Các quan niệm của ông, mặc dù có nhiều hạn chế như Lenin đã nhiều lần kịch liệt phê phán, song chúng đóng vai trò to lớn trong việc phê phán sự bất lực và hạn chế của các quan niệm triết học và khoa học truyền thống trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII ở Tây Âu. Chúng ta thấy thêm ảnh hưởng của các quan niệm của Berkeley khi nghiên cứu thế giới quan của David Hume.
Các tác phẩm của ông
- Kinh nghiệm về lý thuyết thị giác mới (1709)
- Tiểu luận về những nguyên lý của tri thức con người (1710)
- Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Phinolous (1713)
- Nhà phân tích hay nhà suy luận dành cho nhà toán học vô đao (1734)
- Xiềng xích (1744)
- Tồn tại là cảm nhận được
- Dạng liên tưởng theo sự giống nhau. Chẳng hạn, khi một người thân của chúng ta đi vắng, thì lúc nhìn chân dung người ấy, chúng ta lập tức liên tưởng tới anh ta.
- Sự liên tưởng kế cận nhau trong không gian và thời gian. Chẳng hạn, chúng ta thường hay liên tưởng tới những cái bên cạnh mình, hoặc hay tiếp xúc với mình hơn những vật khác.
- Sự liên tưởng nhân quả. Chẳng hạn, khi nhìn thấy bố thì chúng ta liên tưỏng tới con, hoặc ngược lại. Đây là dạng liên tưởng thông dụng nhất.
- Ý niệm và ấn tượng
- Luận đề về nhân quả
- Luận đề về quy nạp
- Vấn đề về bản ngã
- Lý tính thực tiễn: Thuyết công cụ và Thuyết hư vô
- Thuyết luân lý dựa trên cảm tính
- Ý chí tự do và thuyết quyết định
- Luận đề miêu tả - quy chuẩn
Đăng nhận xét