THỜI KỲ CỔ ĐẠI
Từ thế kỷ IV
trở về trước do khoa học chưa phát triển, tri thức của con người còn nghèo nên
chưa có sự phân ngành khoa học, chưa có sự phân biệt về nghiên cứu của triết học
với các môn khoa học cụ thể, triết học bao hàm tri thức về tất cả các lĩnh vực
mà ko có đối tượng nhất định. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan điểm: “Triết học là khoa học của mọi ngành khoa học”.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa triết học phương Đông
và phương Tây.
Triết học phương Đông, Triết học Trung Quốc và Triết học Ấn
Độ cổ đại gắn liền với những vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo và thường biểu
hiện dưới dạng học thuyết chính trị-xã hội hoặc tôn giáo.
Triết học Phương Tây, đặc biệt là triết học Hy Lạp cổ đại
đặc biệt tập trung nghiên cứu giới tự nhiên, do đó gọi là nền Triết học tự
nhiên.
THỜI KỲ TRUNG CỔ
(gắn liền với
thời phong kiến ở Tây Âu)
Từ thế IV đến thế kỷ XIV, điểm khác biệt cơ bản của Triết Tây
Âu trung cổ là sự liên hệ chặt chẽ của nó với những tín đồ tôn giáo cơ bản do sự
thống trị của thần học Kito giáo trong lĩnh vực tinh thần, văn hóa và giáo dục
nên triết học thời kỳ này chỉ được coi là "một người hầu gái của thần học".
Phần lớn các nhà triết học thời đó là những đại biểu của
giáo hội. Những vấn đề cơ bản của riết học cũng liên quan đến thần học. Họ chỉ
còn nhiệm vụ chủ yếu tập trung lí giải và chứng minh những điều trong kinh
thánh.
Sự gần gũi giữa Triết học và Tôn giáo được gọi là sự
thiêng liêng của Triết học. Vì vậy nền Triết học tự nhiên của thời kỳ cổ đại được
thay thế bằng nền Triết học kinh viện mang tính kinh viện. Những giáo điều cơ bản
và các quan điểm của Triết học kinh viện đã được chứng minh, chúng được chau chuốt,
chính xác hóa, hệ thống hóa từ thuật ngữ kinh viện được dùng để chỉ Triết học
nhà trường. Tức là chương trình dạy học ở các trường đại học và phổ thông. Tất
cả những người lúc đó nghiên cứu khoa học và đặc biệt là triết học đều là những
nhà kinh viện. Danh hiệu đó rất vinh hạnh, nó gần với ý nghĩa của khái niệm “Nhà
bác học lý thuyết”
THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI Ở TÂY ÂU
Từ thế kỷ XIV đến XVII, triết học Tây Âu từng bước thoát
khỏi ách thống trị của thần học, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và gắn với những
thành tựu khoa học tự nhiên.
Thời kỳ Phục Hưng (XIV-XVI)
là thời kỳ quan trọng trong lịch sử triết học
Thời kỳ Phục Hưng trước hết là một phong trào văn hóa thường
được xem là bao gồm giai đoạn từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, khởi đầu tại
Firenze (Ý) vào Hậu kỳ Trung Đại, sau đó lan rộng ra phần còn lại của châu Âu
trên những quy mô và mức độ khác nhau. Chính tên gọi này liên quan đến sự phục
hưng của triết học cổ đại. Triết học ở thời Phục Hưng không chỉ đề cập tới những
vấn đề tự nhiên, mà còn đề cập tới những vấn đề xã hội, đặc biệt là vị trí, số
phận và sự tự do của con người
Thời Cận Đại (XVI-XVIII) đó là thời
gian hình thành và định hình các khoa học tự nhiên được tách ra khỏi triết học
và chuyển thành các khoa học độc lập: lí học, hóa học, thiên văn học, toán học,
cơ học và phát triển rất mạnh mẽ, mỗi ngành khoa học lại nghiên cứu một lĩnh vực
riêng biệt của thế giới. Lúc này triết học không nghiên cứu các lĩnh vực khoa học
cụ thể nữa mà chỉ nghiên cứu các vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy.
Đăng nhận xét