Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ của con người đối với không gian sống, làm việc và vui chơi giải trí. Trước thực tế đó, những ngành nghề liên quan đến thiết kế kiến trúc đã trở thành ngành nghề hấp dẫn của thời đại mới với nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là 3 ngành:

  • Kiến trúc công trình
  • Kiến trúc Nội thất
  • Thiết kế nội thất

Và để đáp ứng yêu cầu ấy từ xã hội, đòi hỏi rất nhiều nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây dựng, thiết kế công trình, nói cách khác chính là những kiến trúc sư, kỹ sư tài năng. Thấu hiểu và mong muốn giải quyết vấn đề cấp bách của xẫ hội, Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp. HCM đã xây dựng lên một ngành tương đối mới - ngành kiến trúc nội thất, hứa hẹn sẽ mang đến một đội ngũ kiến trúc sư kiêm thiết kế nội thất thế hệ mới của thời đại mà xã hội đang nóng lòng mong đợi.

Đôi nét về Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Technology and Education - HCMUTE) là một trường đại học đa ngành tại Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo kỹ thuật, được đánh giá là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Nam. Trường là một trong 6 ại học Sư phạm Kỹ thuật của cả nước – đào tạo kỹ thuật lấy ứng dụng làm trọng tâm để giảng dạy, có chức năng đào tạo kỹ sư công nghệ và giáo viên kỹ thuật. Đồng thời cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của miền Nam Việt Nam.

THẾ MẠNH CỦA NGÀNH KIẾN TRÚC NỘI THẤT Ở ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

1. Đặc điểm của 3 ngành Kiến trúc công trình, Kiến trúc nội thất và Thiết kế nội thất

Giống: Đều là những ngành mang lại không gian sống, làm việc và vui chơi đáp ứng nhu cầu và thẩm mỹ của người sử dụng.

Khác:

  • Ngành Kiến trúc công trình: Ngành liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, thiết kế mặt bằng, cấu trúc của một công trình nhằm đảm bảo về độ an toàn nhưng cũng đạt được giá trị thẩm mỹ, lập hồ sơ thiết kế các công trình.
  • Ngành Thiết kế nội thất: Ngành liên quan đến sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tổ chức không gian sống, không gian làm việc, không gian thư giãn... đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
  • Ngành Kiến trúc Nội thất: Ngành liên quan đến việc sáng tạo và trang trí các không gian nội thất công trình, thiết kế các công trình kiến trúc có tính đến phương án bố trí và trang trí nội thất.

Kết luận, Kiến trúc công trình, Kiến trúc Nội thấtThiết kế nội thất đều cùng trong lĩnh vực thiết kế nhưng là ba ngành khác nhau được đào tạo riêng biệt. Kiến trúc sư Kiến trúc sẽ tạo nên phần xác của ngôi nhà, kiến trúc sư Nội thất thiết kế phần hồn của ngôi nhà, còn người kiến trúc sư Kiến trúc Nội thất sẽ tham gia toàn bộ quá trình từ cấu trúc bên ngoài cho đến không gian bên trong của công trình.

2. Ngành Kiến trúc nội thất ở Đại học Sư phạm Kĩ thuật Tp.HCM có gì nổi bật?

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM là trường đại học đa ngành tại Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo kỹ thuật, được đánh giá là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu về đào tạo khối ngành kỹ thuật tại miền Nam. Chương trình đào tạo của trường có tính thích ứng cao, bằng cấp của trường được công nhận một cách rộng rãi trong khu vực và thế giới.

Dựa trên tiêu chuẩn đó, ngành Kiến trúc Nội thất trực thuộc khoa Xây dựng của trường cũng được đào tạo theo hướng ứng dụng công nghệ, nặng về kỹ năng thực hành trên nền tảng công nghệ 4.0, lý thuyết gắn liền với thực tiễn, kết hợp hai thế mạnh Kiến trúc và Nội thất đáp ứng tối đa nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Ngành Kiến trúc nội thất tại ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM gồm 155 tín chỉ với 16 đồ án chuyên ngành. Mỗi học phần đồ án chuyên ngành là một dự án cụ thể với điều kiện và bối cảnh cụ thể cho phép sinh viên có thể tương tác nghiên cứu trình bày thể hiện bảo vệ quan điểm của mình về sản phẩm thiết kế nhằm phát triển tư duy sáng tạo và kỹ thuật một cách tốt nhất. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng chủ động triển khai công việc, cạnh tranh phát triển nghề nghiệp và thích ứng nhanh chóng môi trường làm việc luôn thay đổi.

KĨ NĂNG CẦN CÓ Ở MỘT SINH VIÊN KIẾN TRÚC NỘI THẤT

Ngoài ra, do nhu cầu tuyển dụng lớn của nhiều công ty ngành kiến trúc và nội thất, số lượng đào tạo các kiến trúc sư tại các trường đại học ngày càng tăng nhưng vấn đề về chất lượng đầu ra của sinh viên mới ra trường cũng là điều đáng băn khoăn cho nhiều nhà tuyển dụng.

Mỗi năm có biết bao nhiêu sinh viên ra trường nhưng thực tế số lượng có thể đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do trong quá trình học, họ chưa tiếp cận với môi trường thực tế nên thiếu kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.

Muốn trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn tốt thật sự phải cần rất nhiều thời gian để trao dồi và học hỏi. Có thể nói, khi tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp, các doanh nghiệp thường phải bỏ kinh phí cũng như thời gian để đào tạo lại. Đó cũng chính là lý do tại sao sinh viên mới ra trường thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc.

Vậy thì, các bạn sinh viên kiến trúc mới ra trường đang thiếu những kỹ năng gì?

Thiếu kĩ năng thực hành chuyên sâu về các phần mềm chuyên dụng trong thiết kế.


Chưa có kinh nghiệm trong việc thể hiện và quản lý hồ sơ bản vẽ như: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật 2D, 3D bằng phần mềm 3Dmax...


Khó khăn khi vận dụng kiến thức lý thuyết trong quá trình học tại trường đại học, cao đẳng vào một bản vẽ công trình thực tế.

Thiếu kỹ năng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng làm việc nhóm, chưa biết cách lên kế hoạch cho tiến độ, phân chia công việc, chưa quen với việc phải sửa chữa bản vẽ...

Chưa biết cách để chuẩn bị hồ sơ báo cáo đầy đủ và thuyết phục nên không tự tin để bảo vệ ý tưởng thiết kế của mình.

Thiếu sự tự tin khi đi phỏng vấn vì chưa có kiến thức thực tế trong khi nhà tuyển dụng lại yêu cầu kinh nghiệm.


Những khó khăn kể trên là vấn đề chung của hầu như tất cả các sinh viên chuẩn bị ra trường. Bởi vì, ở trường đại học đa số sinh viên chỉ được học kiến thức lý thuyết chuyên ngành, thiết kế sáng tạo qua các đồ án kiến trúc theo yêu cầu của giảng viên. Để có thể thực hiện tốt các công việc mà thực hiện ngoài thực tế thì kiến thức đó là chưa đủ. Sẽ có trường hợp nhiều bạn có khả năng phác thảo ý tưởng tốt nhưng lại lúng túng khi thể hiện bản vẽ trên các phần mềm, cũng như thiếu kiến thức thực tế.

Vậy thì sinh viên ngành kiến trúc mới ra trường cần chuẩn bị gì?

Dành thời gian bổ sung thêm kiến thức trên các trang web chuyên ngành, YouTube, học qua sách vở để trang bị thêm những kiến thức mà ở trường chưa được học.


Học thêm tại các trung tâm đào tạo thiết kế hay họa viên kiến trúc uy tín để biết thêm kỹ năng và kiến thức thực tế nhất trong ngành. Hơn thế nữa, bạn còn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ các kiến trúc sư có nhiều kinh nghiệm.


Trao dồi thêm các kỹ năng mềm như: thuyết trình báo cáo; khả năng tư duy, quan sát; sáng tạo, chủ động trong công việc; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng lên kế hoạch, quản lý; kỹ năng tiếng anh; kỹ năng giao tiếp.


Điều quan trọng nữa đó chính là thái độ làm việc. Thái độ làm việc phản ánh năng lực và tính cách của mỗi cá nhân thể hiện qua tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, không ngại khó và chịu trách nhiêm với công việc được giao.

Post a Comment